Dư thừa nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng ít người hiểu rõ về nguyên nhân và tác động của nó. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát, từ thay đổi cân nặng đến rối loạn cảm xúc. Hiểu rõ về sự mất cân bằng nội tiết sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng Phòng khám Sinh Lý Khỏe tìm hiểu chi tiết những tác hại của dư thừa estrogen và cách giảm estrogen ở nữ giới.
Nguyên nhân gây dư thừa nội tiết tố nữ
Vì sao thừa estrogen? Dư thừa nội tiết tố nữ, hay còn gọi là estrogen, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
- Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài hoặc không theo đúng hướng dẫn có thể làm tăng nồng độ hormone này trong cơ thể.
- Tình trạng sức khỏe liên quan đến buồng trứng: Một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng như u nang buồng trứng, u buồng trứng có thể dẫn đến việc sản xuất quá mức estrogen.
- Béo phì: Mỡ trong cơ thể có thể chuyển đổi hormone androgen (hormone nam) thành estrogen, gây ra tình trạng dư thừa estrogen, đặc biệt ở phụ nữ có thừa cân hoặc béo phì.
- Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động kém có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể, bao gồm cả estrogen.
- Tăng tiêu thụ thực phẩm chứa phytoestrogen: Một số thực phẩm như đậu nành, hạt lanh và các loại hạt chứa phytoestrogen – hợp chất có cấu trúc tương tự estrogen. Nếu tiêu thụ quá nhiều, có thể làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể.
- Tiếp xúc với chất độc từ môi trường (xenoestrogens): Một số hóa chất có trong mỹ phẩm, chất dẻo và chất tẩy rửa có thể hoạt động giống estrogen, góp phần làm tăng mức estrogen trong cơ thể khi tiếp xúc lâu dài.
- Căng thẳng kéo dài: Khi cơ thể căng thẳng, tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, một hormone liên quan đến stress. Điều này có thể dẫn đến rối loạn cân bằng hormone khác, bao gồm tăng sản xuất estrogen.
Dấu hiệu thừa estrogen phổ biến
Dư thừa estrogen có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở phụ nữ, tùy thuộc vào mức độ mất cân bằng nội tiết. Dưới đây là những các triệu chứng, dấu hiệu phổ biến nhất:
- Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên dài hơn, ngắn hơn, hoặc không đều. Có thể có những đợt chảy máu giữa kỳ kinh.
- Tăng cân, đặc biệt ở vùng hông và đùi: Dư thừa estrogen thường khiến cơ thể tích trữ nhiều mỡ hơn, đặc biệt ở những khu vực như hông, đùi và vùng bụng dưới.
- Thay đổi tâm trạng: Sự mất cân bằng estrogen có thể gây ra các vấn đề về tâm trạng như lo âu, dễ cáu kỉnh, hoặc trầm cảm.
- Giảm ham muốn tình dục: Nồng độ estrogen cao thường gây ảnh hưởng đến các chức năng và ham muốn tình dục.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi liên tục không có lý do rõ ràng, đau đầu hoặc đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rụng tóc….
- Vấn đề về da: Estrogen dư thừa có thể gây ra mụn, đặc biệt là mụn viêm do sự thay đổi hormone. Da có thể trở nên nhờn hơn hoặc dễ nổi mụn.
Tác hại của dư thừa estrogen
Tình trạng dư thừa estrogen có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản: Dư thừa estrogen trong cơ thể có thể là căn nguyên gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Hormone bị rối loạn có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng từ đó ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
- Nguy cơ ung thư: Nghiên cứu khoa học cho thấy nồng độ estrogen ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hay ung thư tử cung, nguyên nhân do sự phát triển quá mức của tế bào nhạy cảm với hormon estrogen.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ tim mạch: Dư thừa estrogen trong cơ thể có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Cách làm giảm estrogen ở nữ giới
Để giảm nồng độ estrogen dư thừa trong cơ thể, có một số tips được đánh già là hiệu quả mà chị em có thể áp dụng:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng cao estrogen thực vật như đậu nành, các loại hạt, hay thực phẩm chế biến sẵn. Chị em nên tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn giàu rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ.
- Tập thể dục đều đặn: Việc duy trì thói quen tập thể dục thể thao không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa mà còn giúp cơ thể cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
- Giảm căng thẳng lo âu: Căng thẳng là một yếu tố có thể tác động gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Chị em nên tham khảo các bài tập như thiền, yoga, hay các hoạt động thư giãn khác giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm nồng độ estrogen.
- Thăm khám nội tiết tố định kỳ: Việc thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả xét nghiệm hormone, sẽ giúp theo dõi nồng độ estrogen trong cơ thể và có những điều chỉnh kịp thời trong trường hợp mất cân bằng nội tiết tố.
Cách xác định cơ thể thừa hay thiếu estrogen
Làm sao để biết thừa hay thiếu estrogen? Để xác định mức nồng độ và tình trạng thừa thiếu hormon estrogen trong cơ thể, chị em nên tiến hành thăm khám để chẩn đoán những dấu hiệu lâm sàng và thông qua các xét nghiệm nội tiết tố:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là cách chính xác và nhanh nhất giúp kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể.
- Theo dõi triệu chứng: Đánh giá dựa trên những dấu hiệu trên lâm sàng, chị em có thể tham khảo những triệu chứng thừa – thiếu hay mất cân bằng hormon trong cơ thể thường gặp. Nếu gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tăng cân hoặc cơ thể luôn cảm giác mệt mỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Thăm khám bác sĩ: Nhận tư vấn và chẩn đoán chính xác từ chuyên gia sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng hormone trong cơ thể từ đó giúp đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Như vậy, dư thừa nội tiết tố nữ, đặc biệt là estrogen, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản cũng như sức khoẻ tổng thể. Việc nhận biết các dấu hiệu, tác hại cũng như kịp thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu là rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn trong việc quản lý nội tiết tố của cơ thể.