Dấu hiệu tới tháng không chỉ đơn thuần là những cơn đau bụng âm ỉ mà còn bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau từ thể chất đến tinh thần. Việc nắm rõ những thay đổi này sẽ giúp nữ giới chuẩn bị tốt hơn khi chuẩn bị tới kỳ kinh, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong những ngày nhạy cảm, nữ giới tham khảo ngay!
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt (chu kỳ kinh nguyệt, hành kinh) là quá trình sinh lý tự nhiên xảy ra hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là sự thay đổi trong cơ thể do sự tương tác của hormone estrogen và progesterone nhằm chuẩn bị cho khả năng mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và thoát ra ngoài cơ thể qua âm đạo dưới dạng máu kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày, nhưng trung bình là khoảng 28 ngày. Chu kỳ này có thể chia thành 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn kinh nguyệt: Là khoảng thời gian mà máu kinh chảy ra ngoài cơ thể, kéo dài từ 3-7 ngày.
- Giai đoạn nang noãn: Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ và kết thúc khi trứng rụng. Ở giai đoạn này, các nang trứng trong buồng trứng phát triển và chuẩn bị cho quá trình rụng trứng.
- Giai đoạn rụng trứng: Thường diễn ra vào giữa chu kỳ, khi một trứng trưởng thành được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển xuống ống dẫn trứng, sẵn sàng để thụ tinh.
- Giai đoạn hoàng thể: Sau khi trứng rụng, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất hormone progesterone để chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, và chu kỳ mới sẽ bắt đầu.
Nhận biết dấu hiệu tới tháng trước 1 tuần
Đau bụng kinh (Vùng bụng dưới)
Đau bụng kinh vùng dưới bụng là một trong những dấu hiệu tới tháng thường gặp nhất. Nhiều nữ giới có thể trải qua cảm giác đau âm ỉ kèm theo cảm giác co thắt ở vùng bụng dưới. Cơn đau bụng kinh thường do tử cung co bóp để tống lớp niêm mạc ra bên ngoài. Thời gian đau bụng kinh có thể bắt đầu từ vài ngày trước khi kỳ kinh diễn ra và giảm dần khi chu kỳ bắt đầu.
Chị em có thể áp dụng một số biện pháp như chườm ấm hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau khi cần. Trong trường hợp cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng, nữ giới nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngực căng tức và đau
Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khiến vùng ngực nữ giới trở nên nhạy cảm hơn khiến cảm giác căng tức hoặc đau ở ngực gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này thường sẽ biến mất khi quá trình hành kinh diễn ra.
Chị em phụ nữ nên sử dụng áo lót vừa vặn và thoải mái có thể hỗ trợ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi chuẩn bị tới tháng.
Đau ở vùng lưng và hông
Nhiều chị em phụ nữ cũng gặp tình trạng khó chịu ở vùng lưng dưới, hông có cảm giác đau trước khi kỳ kinh diễn ra. Cơn đau này là do hormone prostaglandin tác động làm tử cung tăng cường co bóp, ảnh hưởng tới các nhóm cơ và dây thần kinh vùng lưng. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thường nghiêm trọng hơn vào ngày đầu của kỳ kinh.
Để giúp giảm bớt cơn đau lưng và hông, nữ giới có thể massage nhẹ nhàng hay thực hiện một số bài tập yoga.
Khí hư thay đổi bất thường
Trước khi kỳ kinh diễn ra, nhiều chị em phụ nữ nhận thấy khí hư tiết ra nhiều hơn và có sự thay đổi bất thường về màu sắc, có thể là màu trắng trong hay hơi đục. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và giúp làm sạch khu vực bên trong âm đạo, chuẩn bị cho chu kỳ mới.
Nếu khí hư có màu sắc hoặc có mùi bất thường như trứng thối chị em nên tiến hành thăm khám sớm vì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Da nhờn và nổi mụn
Hormone progesterone trong cơ thể tăng cao trong giai đoạn tiền kinh nguyệt có thể là nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động, dẫn tới tình trạng da nhờn và nổi mụn. Đây là lúc mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen.
Chị em nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và tránh nặn mụn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Thay đổi tâm trạng
Một trong những dấu hiệu dễ có thể gặp trước kỳ kinh diễn ra chính là sự thay đổi về mặt tâm trạng. Chị em lúc này có thể cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc dễ cáu gắt hơn bình thường. Sự thay đổi nồng độ của hormone estrogen và progesterone có tác động tiêu cực tới tâm trạng và cảm xúc.
Chị em phụ nữ nên tiến hành tham gia các hoạt động thể chất hoặc thư giãn như yoga và thiền có thể giúp cải thiện tâm trạng.
Rối loạn tiêu hóa
Một số chị em phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy trước khi kỳ kinh chính thức diễn ra. Hormone prostaglandin không chỉ ảnh hưởng tới tử cung mà còn tác động đến ruột, dẫn đến sự thay đổi liên quan tới nhu động ruột.
Nữ giới nên uống đủ nước và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp điều hòa hệ tiêu hóa tốt hơn.
Cảm giác thèm ăn bất thường
Thay đổi, rối loạn nội tiết tố trước khi kỳ kinh diễn ra có thể khiến nữ giới gia tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là với các loại thực phẩm nhiều ngọt hoặc nhiều carbohydrate. Nhiều chị em cảm thấy muốn ăn nhiều hơn bình thường.
Thay vì ăn đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh không lành mạnh, chị em nên lựa chọn các món ăn bổ dưỡng như trái cây, hạt khô hay sữa chua để tăng cường sức khỏe.
Hoa mắt, chóng mặt
Sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tiền kinh có thể khiến một số chị em phụ nữ cảm thấy hoa mắt hoặc chóng mặt. Nếu tình trạng trên kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu thì chị em nên tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Thân nhiệt tăng nhẹ
Thân nhiệt của chị em phụ nữ thường tăng nhẹ trong giai đoạn trước kỳ kinh do sự thay đổi nhẹ liên quan tới nồng độ hormone trong cơ thể (khoảng 0,3-0,5 độ).
Tuy nhiên, nếu thân nhiệt tăng cao bất thường kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, cần được kiểm tra sức khỏe để loại trừ các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn.
Tăng sự nhạy cảm với mùi
Trước kỳ kinh diễn ra, rất nhiều chị em phụ nữ nhận thấy bản thân trở nên nhạy cảm hơn với mùi hương. Một số mùi có thể khiến nữ giới cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn. Điều này cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Khó ngủ hoặc mất ngủ
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy khó ngủ hoặc thường xuyên thức dậy vào ban đêm trước khi kỳ kinh diễn ra. Sự gia tăng nồng độ hormone và cảm giác khó chịu do những triệu chứng khác có thể tác động khiến nữ giới ngủ không được ngon.
Để cải thiện tình trạng này, chị em phụ nữ có thể uống một cốc sữa ấm hay trà thảo mộc trước khi đi ngủ có tác dụng hỗ trợ giúp thư giãn và dễ ngủ hơn.
Tăng cân tạm thời
Trước kỳ kinh, sự giữ nước trong cơ thể do hormone có thể dẫn đến tăng cân tạm thời. Nhiều phụ nữ nhận thấy cơ thể nặng nề hơn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện khi kỳ kinh bắt đầu.
So sánh dấu hiệu có kinh và có thai
Dấu hiệu tới tháng | Dấu hiệu có thai | |
Thời điểm xuất hiện |
|
|
Dấu hiệu cơ thể |
|
|
Ra máu |
|
|
Thay đổi tâm trạng |
|
|
Đi tiểu |
|
|
Việc hiểu rõ dấu hiệu tới tháng giúp chị em chuẩn bị tốt hơn và cải thiện tâm lý trong những ngày nhạy cảm này. Chị em hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lối sống phù hợp sẽ giúp vượt qua kỳ kinh dễ dàng hơn.