Rối loạn kinh nguyệt có thể là kỳ kinh đến quá sớm hay quá muộn, thậm chí không ít trường hợp rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần. Việc theo dõi chu kỳ kinh lúc này đóng vai trò quan trọng giúp chị em nắm được tình hình sức khoẻ và kịp thời phát hiện những vấn đề liên quan tới sức khoẻ sinh sản. Tham khảo ngay để biết liệu vấn đề này có thực sự đáng lo hay không và có thể khắc phục hay không!
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần
Do thay đổi hormone
Rối loạn, mất cân bằng hormon là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn hormon có liên quan tới nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể, rối loạn xuất phá từ nguyên nhân do tuổi tác, giai đoạn sinh sản và các yếu tố môi trường. Khi hormon trong cơ thể mất cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều lúc sớm lúc muộn, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Do rối loạn tâm lý
Stress, lo âu căng thẳng chính là yếu tố tác động tiêu cực dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Áp lực từ công việc, học tập, và cuộc sống hàng ngày có thể dẫn tới sự gia tăng nồng độ hormon cortisol trong cơ thể. Cortisol chính là hormon cơ thể tăng sinh khi bị stress và khi nồng độ hormon này tăng cao trong máu có thể làm rối loạn hệ thống hormon, dẫn đến các vấn đề liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng có 2 lần trong 1 tháng.
Do thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống không lành mạnh, mất cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất, chế độ ăn uống nghèo nàn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hay chế độ ăn thiếu các vitamin, khoáng chất thiết yếu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, thói quen lười vận động, ngủ không đủ giấc, hay một số thói quen xấu như hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt.
Do các bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể là căn nguyên dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt như các bệnh lý u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa, hay các vấn đề liên quan tới tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài.
Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần
Xuất hiện chu kỳ không đều
Triệu chứng rõ ràng nhất của rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần chính là chu kỳ kinh nguyệt không ổn đinh, chị em có thể có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn so với ngày có kinh dự kiến. Đặc biệt nếu 1 tháng có 2 lần kinh thì không chỉ khiến chị em khó chịu mà còn làm chị em gia tăng nỗi lo về tình hình sức khoẻ.
Thay đổi lượng máu kinh
Rối loạn kinh nguyệt ngoài kỳ kinh đến sớm hay muộn thì có thể đi kèm với sự thay đổi trong lượng máu kinh nhiều hay ít.
Các triệu chứng khác kèm theo
Ngoài các triệu chứng chính, rối loạn kinh nguyệt còn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như tình trạng đau bụng dưới, mệt mỏi hay thay đổi tâm trạng thất thường.
Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại?
Kinh nguyệt không đều là vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, thay đổi hormone, chế độ ăn uống hoặc bệnh lý. Để giúp kinh nguyệt đều trở lại, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt
- Giảm căng thẳng: Stress ảnh hưởng lớn đến hormone, từ đó làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thử tập yoga, thiền định hoặc các bài tập thư giãn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm rối loạn nội tiết tố. Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
- Vận động đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội giúp tăng cường lưu thông máu và cân bằng hormone.
Cải thiện chế độ ăn uống
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt và omega-3: Các thực phẩm như cá hồi, hạt lanh, và rau bina giúp cân bằng hormone.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin: Đặc biệt là vitamin B6 và E, có trong các loại hạt, trứng, và ngũ cốc nguyên cám.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn và đường: Những thực phẩm này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố.
Sử dụng thảo dược tự nhiên
- Trà gừng: Gừng có tác dụng kích thích lưu thông máu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Uống trà gừng 2-3 lần mỗi tuần.
- Rễ nhân sâm: Nhân sâm được biết đến là thảo dược giúp cân bằng hormone.
- Ngải cứu: Ngải cứu có thể dùng để chế biến món ăn hoặc pha trà để hỗ trợ kinh nguyệt đều đặn.
Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ
Sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng là cách điều hòa kinh nguyệt nhanh chóng, hiệu quả nhất đối với mọi trường hợp rối loạn chu kỳ kinh. Một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt phổ biến như: các loại thuốc tránh thai điều chỉnh nội tiết tố estrogen và progesterone, thuốc Progestin bổ sung progesterone, các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt từ đông y như ngải cứu, cao ích mẫu hoặc hương phụ giúp hỗ trợ tử cung và giảm đau bụng kinh.
Hiện nay, sử dụng thực phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ hiện đại. Với lối sống bận rộn và áp lực công việc, sự mất cân bằng hormone dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ngày càng “trẻ hóa” và trở nên phổ biến. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như đương quy, sâm tố nữ, hương phụ, maca , trinh nữ hoàng cung,…. Những thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn, phù hợp với cơ địa của phụ nữ.
Thuốc điều hòa kinh nguyệt Nuity Queen Plus giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, cải thiện làn da do hormone được cân bằng. Đặc biệt, sử dụng đều đặn còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng trong những ngày “đèn đỏ”.
Thăm khám bác sĩ và các phương pháp điều trị y tế
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết trong trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài. Bác sĩ sẽ thông qua các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn kinh nghiệm từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm điều trị nội tiết, điều trị thuốc kháng viêm, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây lo lắng cho không ít chị em phụ nữ. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị đóng vai trò rất quan trọng giúp quản lý tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nữ giới nên chú ý đến sức khỏe bản thân, duy trì lối sống khoa học lành mạnh và có thể tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Với sự chăm sóc đúng cách, phái đẹp có thể ổn định chu kỳ kinh nguyệt và tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng hơn.