Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến có liên quan tới rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản tuy nhiên không phải ai cũng biết. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng giúp các bạn trẻ vượt qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và tự tin.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Nữ giới khi bước sang độ tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự biến đổi, đặc biệt là thay đổi liên quan tới hormon. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp như:

  • Thay đổi hormone: Hormone estrogen và progesterone trong cơ thể chưa duy trì ở trạng thái ổn định, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt lúc sớm lúc muộn, không đều.
  • Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Thiếu hụt dưỡng chất, chế độ ăn kiêng quá mức hay không cân bằng các nhóm dưỡng chất có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo lắng hay áp lực trong quá trình học tập cũng như thay đổi tâm lý khi bước sang độ tuổi dậy thì là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Việc thường xuyên thức khuya học tập, ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ, thói quen lười vận động hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Nguyen nhan gay roi loan kinh nguyet tuoi day thi

Dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường rất đa dạng, trong đó thường gặp nhất là một số triệu chứng như:

  • Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (trên 35 ngày). Một số trường hợp như trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì hoặc trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì là điều không hiếm gặp.
  • Có kinh 2 lần trong 1 tháng ở tuổi dậy thì: Trường hợp này có thể xảy ra khi nồng độ hormone trong cơ thể chưa ổn định. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản về sau, nữ giới nên thăm khám sớm để kịp thời khắc phục.
  • Trễ kinh nhiều tháng: Không ít trường hợp các bạn nữ thắc mắc trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì có sao không hoặc 4 5 tháng mới có kinh 1 lần ở tuổi dậy thì, điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế.
  • Lượng máu kinh quá nhiều hay quá ít: Tình trạng các bạn nữ bị đau bụng kinh dữ dội khi tới tháng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi vào những ngày kỳ dâu đến đều có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Dau hieu roi loan kinh nguyet tuoi day thi

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài và khó kiểm soát thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Một số vấn đề có thể xảy ra bao gồm:

  • Sức khoẻ sinh sản: Nếu hormone không được duy trì ở trạng thái cân bằng, có thể ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và thụ thai về sau.
  • Sức khỏe tâm lý: Những lo lắng, căng thẳng về tình trạng kinh nguyệt không đều có thể tác động tiêu cực tới tâm lý của bạn trẻ.
  • Sự phát triển thể chất: Kinh nguyệt bất thường có thể làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất có trong khẩu phần ăn hàng ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Có nhiều phương pháp được đánh giá là có hiệu quả giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm dưỡng chất, giàu chất xơ và vitamin chính là cách tốt nhất giúp cải thiện tình trạng này. Các loại thực phẩm giàu sắt, canxi cũng như chất chống oxy hóa có thể giúp cân bằng nồng độ hormon trong cơ thể.
  • Thói quen sinh hoạt: Đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya dậy sớm, tích cực tập thể dục thể thao đều đặn và áp dụng các biện pháp giúp thư giãn từ đó tạo điều kiện giúp cơ thể điều hòa tốt hơn.
  • Giảm căng thẳng: Việc thư giãn tinh thần, học cách kiểm soát stress qua yoga, thiền định hay những hoạt động giải trí nhẹ nhàng chính là cách hữu hiệu để giúp điều hoà kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị, chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được giám sát bởi chuyên gia y tế.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Bé gái dễ bị viêm nhiễm vùng kín nếu không vệ sinh đúng cách, dẫn đến các bệnh phụ khoa. Cần vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch phù hợp, không thụt rửa âm đạo, thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh, và chọn quần lót thoáng mát, thấm hút tốt.

Cach khac phuc roi loan kinh nguyet tuoi day thi

Khi nào nên đi khám?

Trường hợp chị em gặp một số triệu chứng như sau thì cần đến sự hỗ trợ từ nhân viên y tế càng sớm càng tốt:

  • Trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì hoặc lâu hơn.
  • Có kinh 2 lần trong 1 tháng liên tục trong nhiều chu kỳ.
  • Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hay lượng máu kinh quá nhiều.
  • Đau bụng kinh dữ dội đến mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, siêu âm và tư vấn cách điều trị phù hợp để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài thì tuyệt đối không nên xem nhẹ. Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và tìm kiếm giải pháp khắc phục kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản và duy trì cuộc sống lành mạnh cho các bạn gái trẻ.

fomo-thumb

đã đặt hàng thành công