Rối loạn kinh nguyệt hậu COVID là điều được chị em phụ nữ rất quan tâm, đặc biệt là chị em đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Hậu quả của việc nhiễm COVID-19 không chỉ tác động tiêu cực tới sức khoẻ hệ hô hấp mà có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Cụ thể ảnh hưởng như nào, tham khảo thông tin chi tiết qua bài đăng sau đây!
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt hậu COVID
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt hậu COVID rất đa dạng và có thể liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau như:
Nguyên nhân do virus
Virus COVID-19 có thể tác động là nguyên nhân gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể, nó có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm cả cơ quan sinh sản, dẫn tới suy giảm chức năng buồng trứng, tuyến yên; đây là hai bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp điều hoà kinh nguyệt.
Do rối loạn nội tiết tố
Cơ thể bị nhiễm virus covid-19 có thể kéo theo nguy cơ rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là hormon sinh dục Estrogen và progesterone, đây chính là hai hormone chính giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Khi nồng độ hai hormon này mất cân bằng hay suy giảm có thể dẫn đến các vấn đề liên quan tới kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc rong kinh.
Tác động tâm lý và stress từ đại dịch
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể mà còn có thể tác động gây rối loạn tâm lý. Tình trạng lo lắng, căng thẳng và áp lực trải qua đại dịch là căn nguyên gây rối loạn, mất cân bằng hormon, dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy stress có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt cũng như độ dài – ngắn của kỳ kinh.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hậu COVID
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hậu COVID có thể rất đa dạng và thường không giống nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình nhất mà chị em phụ nữ có thể gặp phải:
Kinh nguyệt không đều
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lúc này, thời gian giữa các kỳ kinh có thể dài hay ngắn hơn bình thường, thậm chí không ít trường hợp chị em phụ nữ có thể bị mất kinh trong một khoảng thời gian dài.
Mất kinh tạm thời
Không ít trường hợp chị em phụ nữ gặp tình trạng vô kinh trong một thời gian dài sau khi bị nhiễm và hồi phục sau COVID-19. Mất kinh có thể kéo dài từ vài tháng cho đến một năm, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.
Tăng hoặc giảm lượng máu trong chu kỳ
Không ít trường hợp chị em phụ nữ gặp tình trạng rong kinh, tức là lượng máu ra trong kỳ kinh tăng lên đáng kể trong kỳ kinh, trong khi số khác có thể gặp phải tình trạng giảm lượng máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến những vấn đề sức khỏe nào?
Rối loạn kinh nguyệt hậu COVID có thể liên quan tới một số vấn đề sức khỏe mà chị em cần đặc biệt lưu ý:
Các bệnh lý liên quan
Một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u xơ tử cung hay các vấn đề khác liên quan tới rối loạn nội tiết tố có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi chị em mắc COVID-19. Những tình trạng này đều là nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn.
Tác động của COVID-19 đến sức khỏe sinh sản
Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tác động tiêu cực của COVID-19 đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Các chuyên gia lo ngại rằng virus có thể ảnh hưởng đến khả năng và sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, điều này có thể gây khó khăn trong việc mang thai của nữ giới sau nhiễm COVID-19 trong tương lai.
Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt hậu COVID
Việc khắc phục rối loạn kinh nguyệt hậu COVID có thể bao gồm nhiều phương pháp khác nhau:
Luyện tập thể dục
Thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát stress và cải thiện giúp khôi phục trạng thái cân bằng hormon trong cơ thể. Việc luyện tập không chỉ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tâm lý mà còn có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các nhóm dưỡng chất có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hậu covid. Nguồn thực phẩm giàu omega-3, vitamin D, và các loại khoáng chất như sắt và kẽm có thể hỗ trợ giúp tăng cường nồng độ hormon trong cơ thể.
Tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị y tế
Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài hay kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng, chị em phụ nữ nên tiến hành thăm khám để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ và nhân viên y tế. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm liệu pháp hormone hoặc các loại thuốc khác để điều hòa kinh nguyệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phụ nữ nên chú ý đến các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi:
Dấu hiệu cần chú ý
- Kinh nguyệt không đều kéo dài
- Mất kinh tạm thời kéo dài hơn 3 tháng
- Triệu chứng đau bụng dữ dội hoặc chảy máu bất thường
Lịch trình kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ sau khi mắc COVID-19. Điều này có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt hậu COVID là một vấn đề không thể xem nhẹ và cần được chú ý. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ giúp phụ nữ duy trì sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Trường hợp rối loạn kéo dài hay kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng khác chị em nên tìm đến sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.